CHUẨN BỊ HỘI TRẠI




Ngày mai bắt đầu cuộc hội trại hè của thiếu nhi và thiếu niên Giáo xứ, nhưng sự chuẩn bị để giúp các em đã được thực hiện mấy ngày qua. Kính mời Cộng đoàn xem lại phóng sự hình ảnh của anh G.B Võ Minh Tâm.



 Dựng cổng trại


 Bên cạnh tháp chuông


 Cũng công phu lắm


 Tấm dù lớn được căng lên


Mọi người cùng đồng hành


Các em nhỏ cũng phối hợp


 Trời nắng nóng


 Cổng trại vẫn chưa hoàn thành


 Những chữ gì đây?


Anh Trưởng ban Trang trí...


 Đèn điện cũng theo liền


 Trang trí cổng Trại


Huy hiệu gì thế nhỉ?


 Làm một "Pô" kỷ niệm chơi


Thôi, mệt rồi..






LỄ THÊM SỨC VÀ RƯỚC CHÚA LẦN ĐẦU



Kính mời Cộng đoàn xem lại hình ảnh buổi đón tiếp Đức Giám Mục Giáo phận về ban Bí tích Thêm sức cho con em trong Giáo xứ. Phóng sự hình ảnh của anh G.B Võ Minh Tâm.



Các em đứng đón rước Đức Giám Mục


 Đoàn rước Chủ tế


 Nhà Thờ rất đông


 Đoàn Đồng Tế trước Cung Thánh


 Đức Giám Mục Chủ tế niệm hương


 Chúa ở cùng anh chị em...


 Một em Thêm sức đọc sách Thánh


Đông nhưng nghiêm trang


 Đại diện phụ huynh hát đáp ca


 Một em nữa đọc sách Thánh



Cha Quản xứ công bố Tin Mừng


 Cha Quản xứ giới thiệu các em được nhận Bí tích

Vị Chủ Chăn ban huấn từ


 Nhắn nhủ các em


 Bắt đầu nghi thức


 Cầu xin Chúa Thánh Thần


 Cử hành Bí tích


 ...Hãy nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần


 Dâng Lễ vật


Sửa soạn đọc lời Truyền phép Thánh Thể


 Lần đầu tiên các em được rước Chúa vào lòng


 Giới thiệu một em Thêm sức dâng lời cám ơn


 Đại diện phụ huynh đọc lời cám ơn


 Chuẩn bị tặng hoa


Các em tặng hoa






CẬU BÉ MỒ CÔI VÀ PHO TƯỢNG ĐỨC MẸ SẦU BI





Kính mời Cộng đoàn đọc qua một câu truyện ngắn đầy cảm động của Tác giả Anna ThNga với kết cục thật viên mãn. Cám ơn Tác giả và mong nhận được thêm nhiều tác phẩm hơn nữa...







CẬU BÉ MỒ CÔI VÀ PHO TƯỢNG ĐỨC MẸ SẦU BI

          Cậu bé cầm trên tay chiếc khăn và lau thật cẩn thận, nhẹ nhàng từng pho tượng. Những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt có vẻ như già dặn hơn so với các trẻ cùng trang lứa, thỉnh thoảng nó lấy tay quệt những giọt mồ hôi đang lăn dài trên má. Tuy nhiên nếu nhìn kỹ khuôn mặt của nó thì sẽ thấy cặp mắt sáng pha lẫn hồn nhiên của trẻ thơ.

          Nó nhớ lại cách đây không lâu, khoảng hơn một năm, nó còn là một đứa trẻ đầu đường xó chợ, hằng ngày phải đi bán vé số. Nó ở với  người cha nuôi là ông Sáu Thọt cũng làm nghề bán vé số dạo. Theo lời ông Sáu kể lại thì ông Sáu cũng mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Tuổi thơ ông Sáu khá vất vả, phải trải qua rất nhiều nghề để kiếm kế sinh nhai. Trong một lần ông đang bán hàng rong ở trên tàu lửa thì bị một nhóm bán hàng rong khác không cho bán nên đã thuê bọn côn đồ đánh đuổi, giựt hết tiền, hàng hóa và xô ông ngã xuống tàu. Vì thế chân ông bị tật đi khập khểnh. Kể từ đó ông đi bán vé số dạo và người ta gọi ông với cái tên là ông “Sáu Thọt”. Một hôm đang đi bán vé số thì ông gặp một đám đông người đang vây quanh một đứa trẻ khoảng gần 3 tuổi, hình như đứa trẻ này bị thất lạc bố mẹ. Vì thấy ông không vợ, không con, lại hiền lành nên mọi người khuyên ông nên đem đứa trẻ này về nuôi để đến lúc trái gió trở trời có người chăm sóc, đỡ đần. Thế là cậu bé trở thành con nuôi của ông Sáu.

          Nó ở với ông Sáu được khoảng 5 năm, mặc dầu cũng nay đây mai đó: Lúc thì tạm bợ trong những căn phòng thuê giá rẻ mạt, lúc không có tiền lại ở trong những khu ổ chuột, bên hàng hiên, dưới chân cầu v.v.. nhưng được ông Sáu thương yêu như là con ruột, nó cũng cảm thấy vui. Những ngày chân ông Sáu bị đau không đi lại được thì nó phải đi bán vé số thay ông. Lúc đầu chưa quen, nó bán rất chậm nhưng càng về sau có nhiều khách quen, gặp nhiều người thương mua giúp, nó lại kiếm được nhiều tiền để về lo thuốc thang cho ông Sáu. Tuy vất vả nhưng giúp được ông Sáu là nó sung sướng lắm. Thế rồi đến một ngày cái chân ông bị đau dữ dội cộng với căn bệnh cũ tái phát (Bệnh ho lao) do chữa trị không tới nơi tới chốn, ông đã từ giã cõi đời, để lại mình nó lang thang thành trẻ mồ côi thêm một lần nữa. Trước đây cuộc sống tuy thiếu thốn nhưng nó cảm thấy vui như có gia đình, có người thương yêu chăm sóc, còn giờ đây…

          Thời gian sau, được một người quen của ông Sáu giới thiệu, vợ chồng bà chủ cửa hàng bán tượng Mẫu Tâm đã nhận nó về nuôi. Cửa hàng này ở gần một ngôi nhà thờ, ngay bên hông Hang Đá Đức Mẹ nên ngày nào nó  cũng thấy người ta đi lễ và đọc kinh cầu nguyện. Nó rất thích được đi lễ nhà Thờ và đọc kinh cầu nguyện ở Hang Đá như vậy.

            còn nhỏ chưa làm được gì nên ngày nào nó cũng lau tượng và trông nom cửa tiệm giúp ông bà. Ông bà Mẫu Tâm chỉ có 1 người con gái lớn đã lấy chồng trên thành phố nên khi thấy nó là đứa trẻ ngoan ngoãn và siêng năng làm việc, ông bà đã nhận nó làm con nuôi và cho nó theo Đạo. Được ông bà Mẫu Tâm nhận làm con nuôi, được đi lễ, đọc kinh đối với nó là niềm hạnh phúc lớn lao vô cùng.    

          Trong tiệm có rất nhiều loại ảnh tượng, đặc biệt là những pho tượng Đức Mẹ, nó rất thích nhìn ngắm và ngắm mãi không biết chán những pho tượng này. Công việc hằng ngày của nó là lau bụi trên các pho tượng. Nó rất thích thú và chăm chỉ làm công việc này. Nó lau từng pho tượng và lau thật nhẹ nhàng, cẩn thận. Trước hết là pho tượng Mẹ Hằng Cứu Giúp, rồi đến tượng Mẹ Mân Côi, Mẹ Đồng Trinh, kế tiếp là tượng Mẹ bồng Chúa Giê su, Tượng Nữ Vương Hòa Bình v.v... và khi nào cũng vậy, cuối cùng là pho tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Mỗi lần đến trước tượng Mẹ Sầu Bi thì nó phải đứng ngắm ít nhất là 5 phút còn lâu hơn là đến nửa tiếng, để nhìn ngắm, nói chuyện với Đức Mẹ. Nó xin cùng Mẹ cho cha nuôi của nó được lên Thiên Đàng, nó cũng thích sau này nó chết cũng được lên Thiên Đàng để được gặp cha mẹ ruột của nó. Còn nếu cha mẹ ruột của nó còn sống thì nó xin Mẹ cho nó được tìm gặp. Nó cũng cầu nguyện cho cha mẹ nuôi bây giờ của nó là ông bà Mẫu Tâm nũa….

          Hình như  đứa trẻ mồ côi nào cũng ước mơ, cũng khao khát được ở trong vòng tay thương yêu của người mẹ, được mẹ âu yếm, vỗ về… Nó cũng vậy! Tuy không nhớ rõ khuôn mặt của mẹ nó như thế nào, nhưng mỗi lần đến trước tượng Mẹ Sầu Bi thì nó có cảm giác như đang nhìn ngắm mẹ của nó. Lúc nào Mẹ cũng đều mĩm cười và lắng nghe nó nói chuyện. Nhưng có một  lần, nó nhớ mãi, tượng Mẹ không cười với nó nữa mà lại khóc. Lần đó ông bà Mẫu Tâm có việc phải lên thành phố và tiện thể ở lại thăm cô con gái. Ông bà giao cửa hàng cho nó trông nom cùng với bà giúp việc trong nhà. Do sơ ý, trong lúc di chuyển tượng nó đã làm vỡ một pho tượng Đức Mẹ khá đắt tiền. Vì quá lo lắng, sợ ông bà sẽ la mắng, thậm chí đuổi nó ra khỏi nhà nên nó đã đổ lỗi cho bà giúp việc. Bà giúp việc vì nể cậu chủ nên không dám nói ra sự thật. Thế là bà ta bị bà chủ mắng cho một trận. Sau lần đó nó rất hối hận. Nó đã xin lỗi ông bà Mẫu Tâm và cả bà giúp việc nữa. Nó không muốn làm cho Mẹ Sầu Bi của nó phải buồn nữa



          Ngày qua ngày, thấm thoát nó đã ở với ông bà Mẫu Tâm gần 8 năm. Được ông bà thương yêu, chăm sóc chu đáo, nó lớn nhanh như thổi. Bây giờ nó đã ra dáng một thanh niên khôi ngô, tuấn tú. Công việc của nó bây giờ là phụ trách việc đặt hàng và giao hàng đi các nơi của cửa hàng tượng Mẫu Tâm. Một hôm vừa đi giao hàng về, không nhìn thấy tượng Mẹ Sầu Bi, nó liền hỏi:
          -Mẹ ơi !Tượng Mẹ Sầu Bi đâu rồi ạ?
          -Ông bà Hoàng Vân vừa đến mua về rồi!
          Nó như người mất hồn. Nó có cảm giác như là mất người thân thêm một lần nữa.

          Ông bà Hoàng Vân vừa từ trên thành phố dọn về đây chưa được bao lâu. Họ ở đầu dãy phố, trong một căn biệt thự phải nói là sang trọng nhất nhì vùng ngoại ô này. Hằng ngày, ông Hoàng Vân thường chở vợ đi Lễ ở nhà Thờ. Sau Thánh Lễ, bà Hoàng Vân thường ở lại cầu nguyện trước Hang Đá Đức Mẹ. Nó không biết bà ta cầu xin Đức Mẹ điều gì mà chỉ thấy mỗi lần như vậy, khuôn mặt của bà ta rất buồn. Có lần nó còn thấy bà ta lấy khăn lau nước mắt nữa, nó nghĩ chắc có lẽ bà đã khóc. Mỗi lần có dịp đi ngang qua căn biệt thự Hoàng Vân, nó đều nhìn vào, thấy rất là vắng lặng. Hình như căn biệt thư rộng lớn như vậy mà chỉ có hai ông bà và một người giúp việc ở thôi thì phải. Nó mong có dịp được vào trong căn biệt thự đó để được nhìn ngắm pho tượng Mẹ Sầu Bi của nó thêm một lần nữa.     


          Thế rồi một hôm đang ngồi trông cửa hàng, nó đang mãi mê nhìn ngắm các pho tượng thì ông bà Hoàng Vân bước vào. Ông bà muốn đặt làm một pho tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp giống như Đức Mẹ ở Hang Đá nhà Thờ. Một tháng sau, pho tượng của ông bà Hoàng Vân đã làm xong, nó chuẩn bị đem pho tượng đến biệt thự Hoàng Vân. Đây là dịp mà nó hằng mong ước nhưng sao giờ đây nó lại cảm giác như có điều gì đó không bình thường sẽ xảy ra. Trong lòng nó nao nao… không được ổn cho lắm! Đến trước căn biệt thự, nó đưa tay nhấn chuông thì có người giúp việc ra mở cổng. Đi qua  khoảng sân rộng thì nó thấy nhiều thợ đang làm nốt các công đoạn cuối để hoàn thành Đài Đức Mẹ. Vừa thấy nó bước vào, bà Hoàng Vân vội chào đón:
          -Cháu đem tượng Đức Mẹ đến rồi à? Vất vả cho cháu quá!
          -Dạ, cháu chào bác ạ!
          -Cháu vào nhà uống ly nước đã, trời nắng quá!
          -Dạ.
          Nó vội đi theo bà ta vào trong căn phòng khách sang trọng. Chính giữa phòng khách là Bàn Thờ rất trang trọng. Bên cạnh có đặt pho tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Pho tượng Đức Mẹ là một pho tượng bán thân bằng đá màu trắng nên được đặt trên một bệ bằng đá rất đẹp cũng màu trắng, càng tôn lên vẻ đẹp thánh thiện của Mẹ.
          Bà Hoàng Vân vồn vã:
          -Cháu ngồi chơi, bác vào pha nước cháu uống nhé!
          Nó chỉ chờ có vậy! Nó ngước nhìn pho tượng Đức Mẹ Sầu Bi. Hình như lâu ngày không gặp nên Đức Mẹ cũng nhớ nó hay sao mà Mẹ lại cười tươi hơn mọi khi. Nó cũng vậy, cũng thầm cảm ơn Mẹ đã cho nó có dịp vào viếng thăm lại Mẹ, được nhìn ngắm Mẹ cho thỏa lòng mong ước.
          Bà Hoàng Vân từ nhà dưới đi lên, trên tay cầm chiếc khay có ly nước chanh mát lạnh:
          -Ủa, sao cháu cứ đứng mãi thế? Cháu ngồi xuống uống ly nước đã.
          -Dạ cháu cảm ơn bác!
          -Cho bác hỏi thăm, năm nay cháu bao nhiêu tuổi rồi?
          -Dạ cháu được Mười bảy tuổi ạ!
          Bà thầm nghĩ, nếu con trai mình còn thì nó cũng trạc tuổi cậu này nhỉ?
          - Cháu là con trai một của ông bà Mẫu Tâm à?
          -Dạ cháu còn một chị gái đã lấy chồng ở trên thành phố, nhưng mà cháu cũng không phải là con ruột của ông bà Mẫu Tâm đâu ạ!
          -Cháu bảo sao? Cháu không phải con ruột của ông bà Mẫu Tâm là thế nào?
          Như có người để nó tâm sự, thế là nó liền kể về cuộc đời của nó. Nó cũng ngạc nhiên không hiểu vì sao bà Hoàng Vân lại quan tâm và lắng nghe nó kể như vậy? Cuộc đời của nó tẻ nhạt và chỉ gồm những chuyện buồn không đâu, thế mà bà ta lại chăm chú lắng nghe, nhiều lúc lại xúc động nữa…
          -Thế lúc đi lạc, cháu có còn giữ lại vật gì trên người cháu không?
          -Dạ lúc đó trên cổ cháu có đeo 1 sợi dây chuyền bạc…
          Như không còn giữ được bình tĩnh, bà ta hỏi gấp:
          -Thế trên sợi dây chuyền có đeo mặt gì không?
          -Dạ có tượng Đức Mẹ, phía sau có hai chữ: “HQ”
          Bà Hoàng Vân vội đứng lên ôm chầm lấy nó và khóc nức nở:
          -Ôi! Hoàng Quân! Đứa con tội nghiệp của tôi, tôi đã đánh mất nó suốt mười mấy năm trời!
         
          Năm đó bà đưa con đến bến xe để mua vé xe lên thành phố. Vì đường xa, tay xách hành lý nặng, tay kia bế con, bà đuối sức nên đã lên cơn đau tim đột ngột. Bà đã bị ngất xỉu. Người ta liền đưa bà vào trạm xá cấp cứu, sau đó chuyển bà lên bệnh viện. Khi tỉnh dậy, bà chẳng nhìn thấy con và hành lý đâu cả. Bà đã bị thất lạc đứa con. Ròng rã suốt từ đó đến giờ bà không ngừng tìm kiếm và cầu nguyện. Thế là nay Đức Mẹ đã nhậm lời. Bà ta luôn cảm tạ Chúa và Đức Mẹ.

          Nó ngước mắt nhìn lên tượng Đức Mẹ, thầm cảm ơn Mẹ. Nó không những chỉ có hai người mẹ thật tốt mà còn có một người Mẹ thật tuyệt vời nữa - Đó chính là Mẹ Sầu Bi.

                                                                                       7/2013
                                                                                   Anna ThNga

HÃY XIN SẼ ĐƯỢC





TIN MỪNG CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN C


HÃY XIN SẼ ĐƯỢC

Chúa còn cất tiếng dạy thêm:
“Nửa đêm anh bạn trước thềm gọi vang:
(Bạn ơi, tôi có khách vàng
Không gì thết đãi hiện đang đói lòng
Xin vay ít bánh, trông mong)
Thật Ta nói thật lòng vòng đâu xa
Dù không vì bạn mặn mà
Nhưng vì hắn cứ kêu ca quấy rầy
Anh ta không thể cù nhầy
Mà không cho mượn đủ đầy bánh vay
Thế nên Ta bảo chuyện này
Hãy xin sẽ được, tìm rày sẽ ra
Gõ đi sẽ mở cho mà
Kìa xem anh chỉ là cha bình thường
Nhưng con xin cá dễ thương
Lẽ nào lấy rắn ngoài đường cho con
Hay con xin trứng thơm ngon
Lại đưa bò cạp có còn tình chi?
Vốn là kẻ xấu trơ lì
Còn cho cuả tốt, huống gì Muôn Cao!
Chẳng ban Thánh Thần ngọt ngào
Cho người van vỉ dồi dào hồng ân.”

Ôi, Chúa biết bao ân cần
Sợ đoàn con dại ngại ngần kêu van
Dạy xin kiên nhẫn, sẽ ban
Dạy xin nài nẵng, hợp tan mặc đời
Thiên Chúa chí Thánh trên trời
Quan phòng tỉ mỉ từng lời kêu xin.
   ------------------------------------
    Giu-se Nguyễn Văn Sướng  




CHÚA DẠY NGUYỆN CẦU




TIN MỪNG CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN C



CHÚA DẠY NGUYỆN CẦU

Hôm nay Chúa dạy nguyện cầu
Đậm đà hai tiếng khởi đầu: Lạy Cha
Trẻ đang thưa gởi người già
Dẫu đầy tôn kính mặn mà mến yêu
Thần minh chí Thánh cao siêu
Hóa nên gần gũi sớm chiều thân thương
Cùng nhân loại Đạo cương thường
Cha con, phụ tử miên trường keo sơn
Lạy Cha, nguyên lý nguồn cơn
Kéo theo đạo nghĩa thiệt hơn loài người
Nhân loại: Huynh đệ mười mươi
Thế trần hạnh phúc sáng tươi cuộc đời.

Ôi, kinh “Lạy Cha” rạng ngời
Còn lời kinh nguyện tuyệt vời nào hơn!
Cất lên Quỷ oán Ma hờn
Thiên Thần hoan hỉ thế nhơn nhảy mừng
“Lạy Cha” rộn rã tưng bừng
“Chúng con” cảm động rưng rưng nghẹn ngào. 
     ---------------------------------
    Giu-se Nguyễn Văn Sướng



HỌP GIÁO KHÓM BÌNH BẮC




Tối qua, 25/7/2013, Giáo khóm Bình Hải đã họp theo lịch trình của Giáo xứ. Khá đông Giáo dân đã tham dự và có nhiều ý kiến về nhiều mặt. Kính mời Cộng đoàn xem một vài hình ảnh mà anh Võ Minh Tâm đã ghi lại được.





Giáo dân tham dự khá đông


Ông Trưởng Giáo khóm điều hành buổi họp


 Ông Nguyễn Công Kinh đóng góp ý kiên


 Anh Phó Giáo khóm đề xuất hành động cho G/Khóm

Cha Quản xứ ban huấn từ



GIỚI TRẺ THAM GIA TRẠI TRÀ KIỆU





Kính mời Cộng đoàn xem qua những sinh hoạt của con em Giáo xứ. Hình ảnh do 
anh Võ Minh Tâm thực hiện.


 Xếp hàng chuẩn bị


 Náo nức trước lúc lên đường


Cô Lan và anh Đạt


 Cha Quản xứ dặn dò trước lúc lên đường


Một tấm hình kỷ niệm

Lên xe...