THƠ: HIỂN LINH LỘ TỎ


THI CA TIN MỪNG CHÚA NHẬT LỄ HIỂN LINH 2017


HIỂN LINH LỘ TỎ

Ba nhà Đạo sĩ phương đông
Một ngôi sao lạ, cùng đồng đến đây
Ba người lối sống riêng tây
Một ngôi sao lạ xum vầy một phương

Ánh sao soi lối đưa đường
Hiển Linh lộ tỏ phi thường Hài Nhi
Ngày nào khao khát ra đi
Bây giờ thỏa nguyện diệu kỳ hân hoan

Ba nhà Đạo sĩ, một đoàn
Một đôi phu phụ tân toan trăm chiều
Một Vua thơ bé mỹ miều
Một hang lạnh lẽo tiêu điều tuyết sương

Một thiên tình sử dị thường
Đất Trời kết nối yêu thương nhiệm mầu
Hiển Linh tỏ lộ cao sâu
Hóa-Công-Nhục-Thể cơ cầu trần gian!

Để cho nhân thế bình an
Hồng ân cứu độ tuôn tràn khắp nơi
Hiển Linh muôn thuở rạng ngời
Bé thơ chính thật Vua Trời cao sang.

************************
Giu-se Nguyễn Văn Sướng


TÌNH YÊU THIÊN CHÚA VÀ TÌNH YÊU CON NGƯỜI





                   

TÌNH YÊU THIÊN CHÚA VÀ TÌNH YÊU CON NGƯỜI

Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý và thái độ khác
nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến hạnh phúc, ở đó tình yêu thương
đã vượt trên mọi cung bậc cảm xúc tự nhiên và trở nên thiêng liêng, cao
quý. Chính vì tính  thiêng  liêng  cao quý này đã biến tình  yêu trở  thành
một món quà vô giá của cuộc sống, là  gia vị không thể  thiếu  cho tâm hồn.
Lãng mạn như Victor Hugo, nhà văn nổi tiếng người Pháp đã cho
rằng  “Nếu  cuộc  sống    hoa, thì  tình  yêu là  mật ngọt”. Còn đơn giản
hơn: “Khi niềm hạnh phúc của ai đó cũng khiến bạn hạnh phúc, đó là
tình yêu”. Một định nghĩa đơn giản mà sâu sắc của nữ danh ca Lana Del
Rey. Còn đối với GiêSu Nazareth thì  tình  yêu là  cho  đi tất  cả,  kể cả mạng sống.
Trong đời sống chúng ta luôn tồn tại các mối tương quan: yêu và
được yêu. Một tương  quan đa chiều phong phú, nhưng quan trọng  hơn
cả là: tương quan giữa Thiên Chúa với con người, con người với Thiên
Chúa và tương quan thuận nghich giữa con người với con người.
TÌNH YÊU CỦA THIÊN CHÚA DÀNH CHO CON NGƯỜI:
“Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của
Người, để ai  tin  vào con  của  Người thì  không phải chết,  nhưng được
sống đời đời” (Ga 3,16).
Tình yêu này chỉ có nơi Thiên Chúa; một tình yêu chỉ biết cho đi chẳng
cần sự đáp trả, một tình yêu quãng đại giàu lòng vị tha, cho dù bao lần
con người đã bội ước, bất trung...
Thật  vậy,  ngay  từ  khi  tạo  dựng:  Thiên  Chúa đã  muốn cho  con
người được sống hạnh phúc, nhưng vì tham vọng con người đã phạm tội,
bất tuân. Theo dòng lịch sử cứu độ ta cảm nhận được tình yêu bao la của
Thiên Chúa: Người đã dẫn dân Ai Cập vượt qua biển đỏ ráo chân, con
thuyền  Nôê là  minh chứng  duy  trì  cho  thế  gian  được  sống.    Thiên
Chúa lại kiên trì mạc khải cho các Tổ phụ, các Ngôn sứ; giao ước Sinai
là điển hình cho tình yêu trường tồn qua muôn thế hệ, nhưng con người
lại tiếp tục đáp trả bằng sự thất tín bất trung: vì họ đã đúc ngẫu tượng bò
vàng mà thờ lạy... Tuy nhiên, “Con mới là bao thai, mắt Ngài đã thấy ”
(Tv 138,16) v “...không ai biết rõ người Con, trừ  Chúa Cha; cũng như
không ai biết rõ  Chúa Cha, trừ  người Con và kẻ mà người Con muốn
mặc khải cho.(Mt 11, 27) nên Thiên Chúa đã đoán biết trước sự tự do sẽ
đẩy  con  người  đi  ngược  lại  với  tình  yêu  thương  của  Thiên Chúa, và
Người lại  tiếp  tục  kiên  nhẫn  chờ  đợi  sự  đáp  trả  yêu  thương  nơi  con
người, vì vậy: Người lại  ban một tình  yêu hữu hình hơn, cụ  thể  hơn,
sống động bằng xương bằng thịt, một tình yêu mà con người có thể cảm
nhận được bằng thực tại khả giác của mình, đó là Đức Giêsu Kitô.
Cuộc sống trần  thế  của Đức Giêsu Kitô với bản tính  Thiên Chúa
nhưng lại  mang thân  phận con người. Người cũng chịu đau khổ, hiểu
lầm, bắt bớ và cuối cùng chịu chết và chết một cách nhục nhã. Mọi biến
cố, mọi hành động trong  suốt quãng đời rao giảng công khai của Ngài
như một phép mầu tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người. Có thể
nói  hành  khúc:  HANG ĐÁ, THẬP GIÁ, NGÔI MỘ TRỐNG (xuống
thế, chịu chết và phục sinh) là một Thiên tình sử tuyệt vời. Đây chính là
tình yêu tự hiến, một tình yêu chỉ biết cho đi không chờ đáp trả và không
phải chỉ tới phút cuối cùng của cuộc sống trần thế của Đức Giêsu Kitô,
mà Người còn tiếp tục hiện diện trong Bí tích Thánh Thể.
Vì thế chúng ta “hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời
Chúa vẫn trọn tình thương” (Tv 136,1)
*TÌNH YÊU CỦA CON NGƯỜI VỚI CON NGƯỜI
Tình yêu lãng  mạn của con người chỉ chú trọng  đến tình  yêu đôi
lứa.  Bỗng nhiên    trở  nên    nhỏ  trước  tình  yêu  nhưng  không  của
Thiên Chúa, bởi vì con người vốn hữu hạn. Sự kết nối tình yêu giữa đôi
lứa là sự rung động nhất thời của con tim, đòi hỏi sự cân đối giữa cho và
nhận. Mối liên kết này dễ dàng bị phá vỡ khi không được thỏa mãn, bị
tác động bên ngoài. Một tình yêu có điều kiện: cho - nhận. Khi yêu con
người luôn hướng về nhau, muốn làm mọi điều tốt đẹp cho người mình
yêu, nhưng khác nhau cách thể hiện, hàm chứa sự ích kỷ. Khi yêu cả hai
cùng trải nghiệm và cùng đạt được điều tốt đẹp mà họ mong ước. Trong
thực tế, sự khác biệt giữa hiểu – biết về tình yêu đích thực là rào cản con
người vượt khỏi tính hữu hạn của mình để có được tình yêu vị tha. Tình
Yêu đôi lứa  vô cùng cao quý nhưng cũng lắm  chông gai: yêu thương
hơn cả chính mình đấy, nhưng tại  sao vẫn không tìm  thấy  hạnh phúc?
Tình yêu giúp đôi lứa thăng tiến, mạnh mẽ vượt qua mọi thách thức của
cuộc  sống,  nhưng cũng có khi dẫn đến tình  trạng  đau khổ tan  vỡ (do
ghen tuông, độc đoán...). Nói như thế  có vẻ tiêu  cực, nhưng con người
chỉ đạt đến đỉnh cao của tình  yêu khi cả hai cùng hướng đến tình  yêu
Thiên Chúa và thể hiện cùng một cách như Chúa muốn: tình yêu bất khả phân ly.
Chúng ta  học  được  nơi  gia  đình  Nagiaret, Thánh  Giuse và  Mẹ
Maria với lòng can đảm vượt qua mọi rào cản, định kiến khắt khe của xã
hội lúc bấy giờ, để trung tín với sự kỳ vọng của Thiên Chúa.
Hàng năm; khi Giáo hội trọng thể cử hành mầu nhiệm Chúa giáng
sinh, chúng ta lại có dịp suy ngẫm lại tình yêu cao vời của Thiên Chúa.
Đây chính là điệp khúc tình yêu được hát đi hát lại trong suốt cuộc đời
mỗi người Kitô hữu – hãy đón nhận và đáp trả tình yêu Người cho xứng đáng
Tóm lại: tình yêu Thiên Chúa hay tình yêu con người đều là trạng
thái  tâm    được biểu lộ  qua hằng loạt  cảm xúc yêu và được yêu. Tuy
nhiên, Thiên Chúa yêu thương chúng ta với tình yêu nhưng không và vô
hạn. Thập giá Chúa Kitô là bằng chứng tột đỉnh tình yêu của Thiên Chúa
đối với chúng ta, và dấu chỉ thánh thiện và hữu hiệu nhất của tình yêu đó
là Bí tích Thánh Thể. Trong khi đó, tình yêu con người là tình yêu giới
hạn, đòi hỏi cho – nhận, tương tác lẫn nhau và khép kín. Do đó sự khác
biệt giữa tình  yêu Thiên Chúa và tình  yêu con người là  ở cường độ và
chiều kích của tình yêu. Sự lãng mạn của tình yêu Thiên Chúa là một thế
giới đầy hoa, bướm và an bình.
                                  Maria Nguyễn Thị Thùy Dương
                             (Thanh Bình Miền Đà Nẵng- 09/10/16)