Kỷ yếu tiếp theo

 

(Kỷ yếu tiếp theo)

Các gia đình Giáo dân cũng dựng tạm nhà ở bằng gỗ, tôn, phên…tuy đơn sơ nhưng đường xá rộng rãi đúng qui định vì đất rộng, người thưa, không có chuyện phải tranh chấp, lấn đất. Đa số các gia đình làm nhà dọc theo đường Cao Thắng (Là đường chính hồi đó) và đường Khải Định (Nay là đường Ông Ích Khiêm). Các khu vực bên Trong chưa có ngưởi ở. Tính chung có chừng hơn trăm gia đình với khoảng 450 nhân khẩu, hầu hết là người Công Giáo, chỉ có 3 gia đình ngoài Công Giáo.

      Sau việc dựng nhà Thờ, nhà Xứ tạm và nhà ở cho đồng bào cư trú là đến việc dựng trường học Thanh Bình tại chính địa điểm bây giờ là Trường Tiểu học Ông Ích Khiêm, Thanh Bình.  Ban đầu Trường được dựng 6 căn, cũng bằng sườn gỗ, mái tôn, vách phên, chia làm 5 lớp, từ lớp Năm đến lớp Nhất (Bây giờ đảo ngược là từ lớp Một đến lớp Năm), căn còn lại làm văn phòng. Trường do Giáo xứ quản lý và thuê Giáo viên dạy, số Học sinh cũng khoảng 200 em, hầu hết là con em trong Giáo xứ.

     Tiếp theo Trường học là Chợ. Ngôi chợ do Giáo dân dựng bằng tre, mái tranh, không có vách tại chính địa điểm mà ngày nay là chợ Thanh Bình, cạnh đường Khải Định (Ông Ích Khiêm) cho tới khi bị cắt một phần để làm trụ sở khu phố (Nay là Trụ sở Phường Thanh Bình.

      Sau xây dựng chợ là việc lập Nghĩa địa (Điều mà ngày nay không ai ngờ nhưng hồi đó vì đất rộng, người thưa nên Giáo xứ đã lập Ngĩa địa ngay cạnh hàng rào của Trung tâm Huấn luyện Bình Trị, nay là Trường Cao Đẳng Công Nghệ phía Đường Ông Ích Khiêm, trước mặt Bưu Điện Thanh Bình bây giờ). Mãi tới năm 1960, khi xin được khu đất tại Nam Ô (Hòa Khánh bây giờ) làm Nghĩa địa và vì dân cư cũng dần đông lên, Giáo xứ mới dời các hài cốt ra nghĩa địa mới.

     Giáo xứ cũng lập Trạm Y tế (Nhà vòm) để cấp phát thuốc miễn phí khi có người đau yếu.

(Còn tiếp)