THƠ: BAO GIỜ XUÂN BẤT TẬN

MỪNG XUÂN QUÝ TỴ




BAO GIỜ XUÂN BẤT TẬN



Hoa lá rộ bừng lên khoe sắc thắm
Gió dịu dàng nâng mây trắng lên cao
Trời xanh trong tia nắng ửng hồng đào
Xuân mang đến cho đời bao ý nhị.

Tiếng chim hót đầu ngày khơi thi vị
Thoảng hương cau man mác sớm đưa xa
Đôi bướm say khóm cúc lượn la đà
Xuân dịu dịu say say hồn thi sĩ.

Đất với trời chung một niềm hoan hỉ
Người bên người náo nức khắp nơi nơi
Cám ơn xuân đã tô thắm cho đời
Rượu chửa uống mà ngất ngây quá thể.

Xuân trần gian chóng tàn còn như thế
Xuân vĩnh hằng nào ngóng đợi khát khao
Đến bao giờ xuân bất tận ngàn cao?
Bao giờ nhỉ xuân mãi xuân, xuân hỡi!
    --------------------------------------------
                                        Giu-se Nguyễn Văn Sướng

THƠ: THÀNH KIẾN KHINH KHI


TIN MỪNG CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN C
 (Lc 4, 21-30)



 THÀNH KIẾN KHINH KHI



Nghe Người, đều nhận rằng hay
Nhưng mà xuất xứ khổ thay…khó nhằn
Khó nghèo đeo đuổi tận căn
Con ông Thợ Mộc dạy răn nỗi gì!

Ở đời thành kiến khinh khi
Kể gì thành quả, kể chi đức tài
Tiên-tri đã chẳng một ai
Vinh quang hiển hách trên ngai quê nhà
Cho con đức Tin sâu xa
Vượt qua thành kiến nhận ra nhiệm mầu
Một lòng tìm kiếm Cao Sâu
Gối quỳ Chân-lý, cúi đầu Thánh-thiêng
Đường Sự Thật chẳng ngả nghiêng
Đơn sơ con mắt chẳng kiềng xuất thân.
     -----------------------------------
     Giu-se Nguyễn Văn Sướng

CHIA SẺ MÙA CHAY



        Tết đã cận kề, thế mà có người ngày xuân lại nói chuyện mùa Chay, ăn Chay! Nhưng thưa Cộng đoàn, xuân năm nay phải nói đến ăn Chay thật, bởi vì mùa Chay năm nay khởi đầu vào đúng ngày mồng 4 Tết, thứ Tư Lễ Tro. Kính mời Cộng đoàn nghe tác giả chia sẻ.



                    MÙA CHAY  -  CHIA SẺ KINH NGHIỆM
     Không biết các bạn thế nào chứ những năm trước, thường đến mùa chay, thì tôi lo lắm.Một năm ăn chay chỉ có 2 ngày: Thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu tuần Thánh. Thế mà tôi thì lại hay "quên" nên cứ thỉnh thoảng thường hay phạm lỗi.
Mỗi lần ăn chay thì cái khó nhất đối với tôi là không được ăn vặt (vì là con gái mà!) Nhiều khi ở nhà thì nhất định không quên chứ đi ra ngoaì hoặc đến nơi làm việc thì lại bị bạn bè rủ rê ngay: Khi thì bạn thân "rửa" xe mới, lúc thì nhà chị tổ trưởng có đám tiệc đem lên nào là trái cây, bánh kẹo...hoặc giờ giải lao ngang qua căn tin bạn mời làm ly chè, sữa chua..v.v Thế là tôi bị "dính bẫy" (Không biết Chúa thử thách con hay sao mà các dịp này lại cứ rơi vào đúng toàn ngày "ăn chay" nhỉ?). Trong thâm tâm tôi tự nhủ: Mình phải có cách gì để không được "quên" nữa! Thế là vô tình sợi dây cột tóc lại giúp đỡ tôi: Tôi buộc sợi dây cột tóc màu đen lên cổ tay vào dịp ăn chay. Cứ mỗi lần đưa tay ra cầm bất cứ cái gì để ăn thì sợi dây màu đen trên cổ tay lại giúp tôi "nhớ lại" và tôi rút tay ngay. Không những giúp tôi không phạm lỗi trong những ngày chay mà sợi dây trên cổ tay còn giúp tôi làm được nhiều việc hy sinh, hãm mình khác nữa. Ôi cảm ơn Chúa đã giúp đỡ con!
     Nếu bạn nào thỉnh thoảng hay bị phạm lỗi như tôi thì tôi nghĩ bạn cũng nên làm như cách của tôi, có kết quả thật đấy! Tôi thiết nghĩ nếu cách này mà được nhân rộng thì đến mùa chay không những trên cổ tay của các chị "hay ăn quà vặt" mà trên tay tất cả mọi người đều có một sợi dây màu đen để nhắc nhở chung cho chúng ta trong việc ăn chay, hãm mình và làm việc hy sinh được nhiều hơn, tốt hơn.
     Chúc các bạn một mùa chay thật nhiều ý nghĩa! 
                                                                                    Thanh Nga

THƠ XUÂN






 CHÚA LÀ XUÂN VĨNH CỬU

Người ta nhộn nhịp đón xuân sang
Rực rỡ Mai kia cũng nở vàng
Náo nức trẻ già vui đón Tết
Rộn ràng trời đất hoá thênh thang.

Xuân đi xuân đến vẫn xuân thôi
Xuân vẫn trẻ trung vẫn tinh khôi
Bao tuổi xuân ơi mà háo hức
Cho xuân mãi mãi giữa tim tôi.

Xuân mang tươi thắm khắp nơi nơi
Sứ giả hồng ân đến bởi Trời
Nhắc nhở muôn người về Vĩnh Cửu
Về nguồn Chân, Thiện, Mỹ, ra khơi.

Chúa xuân ban phát khắp xuân tươi
Chính Chúa là Xuân của muôn người
Chính Chúa là Xuân Hồng vĩnh viễn
Tiếng cười trong sáng tuổi đôi mươi.
------------------------------------------------
      Giu-se Nguyễn Văn Sướng.

THƠ XUÂN





CHÚA LÀ XUÂN.
  

Tia nắng nhạt dịu dàng
Đưa gió nhẹ mênh mang
Lững lờ làn mây trắng
Trời cao rộng thênh thang.

Cành khô trổ nụ non
Ríu rít chim véo von
Nhởn nhơ đàn bướm lượn
Môi ai thắm màu son.

Thoáng xuân bao tuyệt vời
Cho hồn nhẹ chơi vơi
Xuân trần còn thế đấy
Ôi Xuân Trời, Xuân Trời.

Ơi Xuân của muôn xuân
Mãi mãi là Chúa Xuân
Là nguồn Chân Thiện Mỹ
Là Bất Tận Mùa Xuân.

Sẽ dừng lại thời gian
Hoa thắm mãi không tàn
Sáng bao là sáng láng
Và tình yêu chứa chan.

Ơi, Mùa Xuân khát khao
Ơi, Chúa Xuân ngọt ngào
Cho con Mùa Xuân ấy
Mùa Xuân của Muôn Cao.
  ----------------------------
  Giu-se Nguyễn Văn Sướng.

HỘI Vinh Sơn Giáo-xứ Thanh Bình






      Hoạt động của Bác ái Vinh Sơn Giáo-xứ Thanh Bình

-Cho kẻ đói ăn , cho kẻ khát uống , cho kẻ rách rưới ăn mặc , cho khách đỗ nhà...
       Với tinh thần lời kinh thương người mười bốn mối, anh chị em Bác ái Vinh sơn thật sự đem lại bao ơn ích cho những người kém may mắn! Sống trong tinh thần Kitô giáo chúng ta không những chia sẽ với nhau bằng lời cầu nguyện, bằng sự hiệp nhất mà còn phải chia sẽ với nhau với những vật chất có thể, cho những người kém may mắn.
       Được một lần mục kích hoạt động của anh chị em Vinh Sơn, tôi thấy thât ý nghĩa, anh trưởng Vinh-sơn cho biết với 17 nhân sự đang dấn thân hoạt động, hằng tuần đi gom gạo của các bà con giáo dân có lòng hảo tâm. Rồi đi vận động các ân nhân, các Mạnh-thường-quân nên đến nay hội đã duy trì lo cái ăn hàng tuần cho 25 hộ gia đình (Phục vụ không kể Lương dân hay Công-giáo) một con số nói lên sự cố gắng không nhỏ của anh chị em! Nghe đâu dịp tết tới đây sẽ có một nồi bánh chưng cho mọi người nữa, cầu mong cho mọi dự định của anh chị em được thực hiện để mọi người có thêm niềm vui trong dịp xuân về. Với lòng mong muốn đồng hành cùng anh em Bác ái Vinh Sơn, chúng ta cũng nên là những mạnh thường quân nho nhỏ để chia lửa cùng anh em hòng cho mọi người kém may mắn có thêm những niềm vui, chắc chắn Chúa sẽ đẹp lòng biét bao!
        (Vài hình ảnh hoạt động của anh chị em Bác Ái Vinh Sơn Giáo xứ Thanh Bình)
                                             G.B Võ Minh Tâm
      Kính mời Cộng đoàn xem qua một vài hình ảnh.

                                        Của cải vật chất do anh em quyên góp về

                                          Được tính toán phân chia

                                          Để chuẩn bị chia sẻ
  
                                          Đến tận tay người nghèo

                                          Với cả tấm lòng

                                          Không ai mất phần

                                         Chờ đợi những người đến muộn

                                         Xem anh Trọng...quá mệt

                            Công việc đã hoàn tất.                



THƠ: TIN MỪNG LOAN BÁO


           THI CA TIN MỪNG CHÚA NHẬT 3 THƯỜNG NIÊN C
                                         (Lc1, 1-4; 4. 14-21)



                                                 

       TIN M ỪNG LOAN BÁO



“Này Thần Khí Chúa trên tôi
Dầu thơm Ngài xức dào dồi tấn phong
Sai đi loan báo Tin mong
Giam cầm tháo cởi thoát vòng lao lung
Nghèo hèn khỏi cảnh khốn cùng
Mù tàn được thấy cùi phung sạch lành
Năm hồng ân Chúa loan nhanh
Hôm nay ứng nghiệm hoàn thành trên tôi”

Hai ngàn năm lẻ xa xôi
Biển khơi vẫn vọng núi đồi còn vang
Theo Thầy, môn đệ lên đàng
Bước chân tiếp nối Lời Vàng rắc gieo
Đi qua muôn nỗi hiểm nghèo
Ngàn ngàn thế hệ bước theo chân Thầy
Tin Mừng loan báo là đây:
“Chúa yêu trần thế ngất ngây khôn cùng
Ban Con Một tận Thâm Cung
Làm Đấng Cứu Chuộc cánh chung loài người
Ai tin, được cứu mười mươi
Kẻ không, số phận định mười diệt vong”
     ------------------------------------
                                                                              Giu-se Nguyễn Văn Sướng

Tâm lý Gia đình: Ghen



Kính mời cộng đoàn thưởng thức một bài sưu tầm của anh Gio-an Nguyễn huy Hoàng rất hay.


                                            


                                           Tâm lý Gia đình:       
                                    Ghen thế nào mới đúng

                                      Ghen


Có phải hễ yêu là ghen? Ghen tức, hay “đánh ghen” 
có phải là cách thế tốt để duy trì tình yêu không? 
Bài này sẽ xét thực tế của sự kiện ghen tương, sau 
đó phân tích ghen vì chiếm hữu, những hình thức 
biểu lộ ghen tương, và nguyên nhân đưa tới ghen... 
           Thực Tế  Ghen Tương
Vụ án O.J. Simpson là vụ giết người vì ghen. 
Nàng Nicole Brown Simpson, một thiếu nữ  kiều 
diễm da trắng, có thật sự yêu chàng da đen 
O.J.? Hay vì chàng lừng danh quốc tế về thể  
thao? Hay “yêu” hàng triệu mỹ kim của chàng, 
chứ không yêu chàng? Nicole có hai con, nhưng 
tình tan rã vì hai người ly dị nhau. Khi bị giết, 
nàng đang ở với bạn trai là Ronald Goldman, 
nên Ronald cũng bị giết theo. Qua dư luận báo 
chí, tuy O.J. ly dị Nicole, thể chất xa lìa nàng 
nhưng tâm tư vốn gần gũi nàng. Như vậy là 
chàng yêu nàng mà nàng không yêu lại? Nên 
O.J. ghen? Có lần báo chí nói rằng O.J. uất 
ức thốt lên, đại ý: “Nếu Nicole không ở với 
tôi thì không ai được ở với nàng”. Nhiều 
nguyên nhân làm cho Nicole không yêu O.J. 
Nguyên nhân đó có thể tầm thường như trường 
hợp dưới đây:
Người vợ kia không sao yêu nổi chồng vì trong 
10 năm, anh không đánh răng. Đã vậy, sáng 
thức dậy là phà hơi hôi thối vào mặt vợ. Anh lại
 lý luận rằng yêu nhau có thể  chết cho nhau, nên 
không sợ vi trùng! Nếu anh cảm cúm, anh lại càng 
nằm gần chị hơn, để chi cảm cúm theo anh. Đã 
nhiều lần xảy ra như vậy, chị luôn van xin, 
nhưng anh không buông tha. Đã vậy, anh còn kết 
tội chị có tình ý với người đàn ông khác, nên 
mới hất hủi, khinh thường anh. Rồi anh tự động 
làm đơn ly dị. Chị tưởng yên thân. Nhưng anh theo 
dõi từng cử chỉ, từng nơi chị lui tới. Anh nói với 
bạn hữu tương tự như O.J. Simpson: “Nếu nó 
không ở với tao, thằng nào gần nó sẽ biết tay 
tao”. Rồi người chồng điên dại này ghen cả với 
em trai của vợ. Hai chị em ở chung một nhà. Lần 
kia, lấy cớ đến thăm con, anh cãi lộn với người em 
trai. Rồi đánh chị. Hàng xóm thấy huyên náo, 
điện thoại báo cảnh sát. Anh phạm tội đánh 
người có thương tích, và tội vào nhà bất hợp pháp, 
vì theo án ly dị, anh không còn là chồng nữa. Anh 
phải giam tù, nguyên nhân gần là vì hành 
hung, nhưng nguyên nhân xa là vì ghen.
Thí dụ khác, đó là một chị  yêu chồng tha thiết. 
Đúng ra, chị muốn chiếm hữu  để anh nô lệ chị, 
chứ không phải anh là  chồng chị. Anh có khả 
năng điều khiển, nhiều kinh nghiệm trong việc 
dùng người, nên được hãng thuê làm giám 
đốc nghành nhân viên và phổ biến sản phẩm. 
Dưới quyền anh, có hàng trăm kỹ sư, nhân viên, 
cũng như chuyên viên kỹ thuật. Theo kỷ luật trong 
hãng, ai muốn vào tiếp kiến anh, cần điện thoại 
trước. Khi đến phải gặp thơ ký. Thơ ký báo cho 
anh. Anh chấp thuận, lúc đó có nhân viên dẫn 
tới phòng tiếp khách riêng. Phải nói rằng chị không 
yêu, mà chị điên rồ. Hàng ngày anh đi làm về là 
bị chị lấy khẩu cung, tra hỏi xem đàn ông hay bà 
 đem cà phê cho anh? Cô nào hôn mà trán có màu
 hồng? Tại sao không thuê thơ ký là đàn ông mà 
là đàn bà? Lại còn lựa cô đẹp nữa? Anh trả lời 
“yes” cũng chết, mà trả lời “no” cũng chết. Sau 
nhiều lần, anh trở thành lầm lì, chẳng nói chẳng 
rằng. Chị lại càng ghen. Rồi chị tới hãng, bất chấp 
luật lệ, xồng xộc vào thẳng văn phòng của anh. Tuy 
mất thể diện với nhân viên, anh vốn còn bình tĩnh 
để ôn tồn hỏi: “Em có việc gì cần anh ngay?” Chị 
xấc xược: “Phải, tôi cần anh cho tôi biết con nào 
ở đây bỏ bùa anh, để anh quên tôi?” Sau vụ 
chị “đánh ghen” vì ghen bóng ghen gió này, liên 
tiếp mấy tuần anh không về nhà. Hàng ngày tan 
sở, anh đến ở nhà bạn. Anh nói với giọng chán 
nản: “Tôi sợ nàng”. Như vậy, ghen tương làm 
nàng chiếm được gì? Tâm hồn chàng? Thân xác 
 chàng? Hay mất tất cả?
Thực tế là nhiều người ghen. Vụ án O.J. Simpson 
vì ghen. Người chồng vào tù vì ghen. Người vợ 
xồng xộc tới sở  cũng vì ghen. Hình như ghen nằm 
sẵn trong máu con người. Vì vậy, ca dao tục ngữ 
nói: Ớt nào là ớt chả cay, Gái nào là gái chả 
hay ghen chồng?
Như vừa nhìn mấy trường hợp trên, không 
nguyên đàn bà ghen, mà  đàn ông cũng ghen. 
Vậy đây là động lực thúc  đẩy con người ghen? 
Tại sao Nicole Brown và bạn trai bị giết? Và 
nhiều câu hỏi tại sao, tại sao được đặt ra, như tại
 sao chồng không đánh răng, miệng thối, mà còn 
ly dị vợ? Tại sao vợ vào tận hãng nhục mạ 
chồng? Tại sao anh nhớ vợ, thao thức không ngủ, 
nhưng khi thấy vợ đi làm về, anh lại cộc cằn với 
vợ? Đâu là câu trả lời cho những tại sao, tại sao 
này? Tuy do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể quy 
tụ thành bốn nguyên nhân chính, đó là chiếm 
hữu, tâm lý sợ sệt, đời thơ ấu bất hạnh, và cuối 
cùng là bảo vệ tình yêu chính đáng.
II. Ghen Vì Chiếm Hữu
Chiếm hữu người yêu như một món  đồ mình có. 
Nếu tôi có chiếc nhẫn hột xoàn, căn nhà, hay có 
món tiền, v.v., lúc đó tôi có quyền nâng niu, xử 
dụng, hay cũng có quyền liệng bỏ đi tùy ý. Tôi
không phải hỏi ý kiến ai, cũng như không ai được 
xâm phạm đến vật dụng tôi có. Nếu ai vào 
nhà mà tôi không muốn, tôi có quyền ngăn cấm. 
Khi cấm mà còn cưỡng bức vào, tức là xâm phạm 
gia cư bất hợp pháp. Nếu bị bắn chết, tôi không 
chịu tội.
Tình yêu vừa là chiếm hữu, vừa vượt lên trên 
chiếm hữu, cao thượng hơn chiếm hữu. Trước tiên, 
tình yêu là chiếm hữu, vì khi cưới xin, thề hứa 
chung thủy với nhau, thì người này thuộc về 
người kia. Có mẩu chuyện vui kể lại rằng nhà 
truyền giáo kia dạy sinh ngữ cho người thổ dân, 
để họ có thể học giáo lý bằng sách mới nhập cảng. 
Nếu ngài chỉ vào con sông và nói: “Con sông”, thì 
tất cả lập lại “Con sông”. Thầy trò vui vẻ thực 
hành như vậy khắp nơi, từ ngoài cánh đồng cho 
đến băng qua thung lũng. Khi tới ven rừng, thầy
 trò bắt gặp một cặp đang chăn gối trong bụi 
rậm. Nhóm thổ dân gặng hỏi: Gọi làm sao? Vị 
truyền giáo lúng túng, trả lời cho xong chuyện: 
Đạp xe đạp. Một thanh niên trong nhóm giương 
cung bắn người đàn ông. Vị truyền giáo hoảng 
hốt ngăn lại: Đừng bắn, có tội! Anh thanh niên 
tức tối trả lời: Nhưng nó đạp chiếc xe đạp của con!
Câu trả lời của anh thổ dân vừa đúng vừa 
sai. Đúng vì không được cướp vợ của người 
khác. Sai, vì vợ hay chồng không ngang hàng như 
 vật vô tri, như chiếc xe đạp. Do đó, có thể hủy 
diệt đồ vật thuộc về mình, nhưng không được hủy 
diệt bản thân mình, hay hủy diệt bất cứ người 
nào, dầu người đó là con, là bạn, kể cả người 
mình ghen ghét. Được ngăn cấm việc làm xấu, 
nhưng không được giương cung bắn người làm điều 
xấu.
Điểm thứ hai chứng tỏ tình yêu không phải là chiếm
 hữu, vì trong chiếm hữu, chỉ có một phía có quyền 
xử dụng, còn phía kia bị xử dụng, chứ không được 
xử dụng lại người chiếm hữu mình. Chỉ phía người 
nuôi ngựa xử dụng ngựa, cỡi ngựa, dùng ngựa kéo 
xe, v.v., chứ ngựa không xử dụng lại người, bắt 
người “có đi có lại mới toại lòng nhau”, để ngựa 
leo lên lưng người, người kéo xe cho ngựa ngồi! Do 
đó, giữa người và ngựa không có tình yêu. Cùng 
lắm, chỉ có lòng thương, thương xót con ngựa 
nhiều năm phục vụ mình. Tuy cùng là người, 
nhưng trong chế độ nô lệ, người nô lệ “không có
 quyền xử dụng lại người chiếm hữu mình”.
Trên giấy tờ, ngày nay hết nô lệ. Nhưng trên thực
 tế, còn nhiều nô  lệ. Ai độc tài, thì người đó 
đang bắt kẻ khác nô lệ mình. Mình nhân danh 
tình yêu để hủy diệt tình yêu. Nhiều cha mẹ lạm 
dụng giáo dục để đẩy con vào vòng nô lệ sự 
độc đoán của mình. Vợ nô lệ chồng, cũng như 
chồng nô lệ vợ. Hàng ngàn người làm công nô 
lệ ông chủ, nhất là nô lệ bà chủ. Nhiều chuyện 
ghen tương xảy ra vì con người nghĩ sai lầm về 
liên hệ vợ chồng, quan niệm rằng vợ chồng là 
“của” nhau. Tôi xử dụng vợ thay cái máy thái thịt. 
Như vậy, vợ ngang hàng với cái máy thái thịt mà
 thôi. Thay vì mua máy để thái thịt thì tôi “mua” 
vợ để  vợ làm cơm thịt hầu hạ tôi. Máy nằm 
gọn trong tay tôi, nên vợ cũng nằm gọn trong tay
 tôi. Tôi ra lệnh cho vợ như ra lệnh cho máy. Trái 
lại, nhiều người vợ cũng cư xử độc tài với chồng. 
Nếu không thì không có những chuyện hài hước về 
chồng sợ vợ.
Tình yêu vượt lên trên sự chiếm hữu, vì tình yêu là 
nhân vị, còn chiếm hữu là vật vô tri. Không kính 
trọng vật vô tri, mà chỉ săn sóc vật vô tri để mình 
xử dụng được lâu dài hơn, ít trở ngại hơn. Nghĩa là 
mình săn sóc vật vô tri vì ích lợi của mình, chứ 
không vì ích lợi của đồ vật đó. Đây là lý do có 
người bị chê cười khi lệ thuộc đồ vật, thí dụ săn sóc 
chiếc xe quá đáng. Sợ hư xe, để con cảm sốt mà 
không dám dùng xe để chở con khi trời mưa. 
Có người ngang nhiên tuyên bố: Cho mượn vợ 
chứ không cho mượn xe. Trong trường hợp này, 
vợ thua vật vô tri.
Có câu chuyện vui, đó là một người chồng nghe 
tin vợ lái chiếc xe mới mua, bị tai nạn, phải vào 
nhà thương. Anh tức tốc đến thăm, vừa khóc 
vừa hỏi: “Em tự  mở cửa xe ra được hay phải phá 
cửa xe?”  Vợ trả lời: “Em lái xe đến nhà thương”. 
Anh reo lên: “Nghĩa là chiếc xe không bị hư hại 
gì?” Như vậy, người chồng này quý xe hay quý 
vợ? Đến nhà thương vì thương vợ hay thương xe?
Ít bữa sau, hai vợ chồng này đẩy con đi hội 
chợ. Đến chỗ đông người, có nhiều trẻ con cũng 
ngồi trên xe đẩy. Anh đánh tráo, đẩy chiếc xe 
không phải con của mình. Vợ hoảng hốt bảo: 
“Sao anh đẩy con người khác?” Anh trợn mắt 
nói nhỏ: “Chiếc xe này mới hơn!” Như vậy anh 
muốn giữ con hay giữ chiếc xe đẩy con?
Cần kính trọng nhau vì  người này ngang hàng với 
người kia về địa vị làm người. Tôi là người lao 
công, anh có quyền sai khiến, nhưng không thể
 khinh bỉ nhân vị của tôi, vì chúng ta cùng 
ngang hàng địa vị là người. Với tư cách “là người”, 
tôi có thể ngay thẳng, trong sạch, rộng lượng, v.v. 
Anh hơn tôi về vật chất, còn tôi hơn anh về lòng 
thương yêu đùm bọc nhau. Anh lạm dụng tôi, 
còn tôi che chở những người bị anh lạm dụng. Khi 
ghen, đa số không kính trọng nhau. Nghĩa là 
biến nhau thành đồ vật. Rồi cục súc với nhau như 
con vật. Ghen là ấu trĩ, non nớt, vì nếu mình coi 
người khác như đồ vật thì chính mình là đồ vật 
trước. Ai dìm người khác xuống là dìm chính mình.
Chị Thanh cưới anh Toán 15 năm rồi, nhưng chị luôn 
có mặc cảm là  anh không yêu chị. Chị ghen, và 
ghen bệnh hoạn. Một đàng chị muốn chồng yêu 
chị; đàng khác, chị bắt bẻ chồng tớ mức dầu anh 
cố gắng yêu cũng không yêu nổi. Ngày mới cưới,
 chị nghi ngờ anh có tình nhân cũ. Mấy năm liền, 
hầu như ngày nào chị cũng hạch hỏi, điều tra xem 
trước khi lấy chị, anh hẹn hò với cô nào? Trong 
câu chuyện hàng ngày, nếu anh ấp úng, vụng về, 
thì chị kết tội vì tương tư người cũ, nên lú lẩn trí 
khôn. Nếu anh vui vẻ hoạt bát, chị lại kết tội là 
“đẹp trai, ăn nói có duyên”, dĩ nhiên nhiều cô 
 mê. Tại sao không khai tên những cô đó ra? 
Lúc nào chị cũng có lý, còn anh vô lý. Sau này, 
khi đã có con, vì công việc làm, anh có nhiệm 
vụ giao tiếp với nhiều giới. Chị buộc anh phải bắt 
điện thoại song song, để ở nhà dầu anh nói 
 chuyện với ai, chị đều có thể nghe được chuyện
 anh nói.
Có khi chị Thanh nhận mình bị bệnh, nhưng lợi 
dụng tình trạng bệnh này để hành hạ chồng hơn. 
Nghĩa là nếu chị sai lỗi, thì chị buộc anh phải 
tha thứ cho người bệnh. Còn nếu anh sai lỗi, thì 
chị kết tội anh có ẩn ý xấu, vì anh không bị bệnh 
như chị. Tức là chị luôn trắng án, còn anh lúc 
nào cũng có án treo. Chị yên lặng thì nhà êm đềm. 
Còn chị bới tội thì nhà inh ỏi như bị cháy. Mấy 
con lớn đều bỏ nhà lấy cớ đi học xa.
Trong công việc làm  ăn, anh Toán có nhiều 
người thương mà cũng có  nhiều người ganh tị. 
Những người ganh tị này biết tình trạng gia đình
 anh Toán căng thẳng, nên họ mượn tay vợ để 
hại chồng. Thật ra, họ hại cả hai vợ chồng và 
các con anh chị luôn. Họ rỉ tai chị Thanh rằng 
họ bắt được quả tang anh Toán ôm hôn người 
thơ ký trẻ đẹp. Từ hôm đó, chị Thanh hay bị nhức 
đầu, đau ngực. Trong giấc mơ ngủ đêm, chị hay ú 
ớ: “Mày là của tao ... Mày chết với tao”. Mấy bạn 
 gái đến thăm, chị than van:
- Có ai chồng quỷ quyệt như Toán không? Em 
thách đứa nào đụng đến Toán. Một là cả hai đều 
chết, hai là em hành hạ Toán đến không ngẩng 
đầu lên được thì thôi.
Cuối tuần nọ anh Toán ngủ ngày. Chị Thanh 
đến lay anh dậy:
- Nói, nói ngay. Anh thương con nào mà giấu em?
Vì trong tuần quá  mệt mỏi nên anh ú ớ:
- Thương em.
Rồi anh ngủ thiếp  đi. Tưởng như vậy là êm, không 
 ngờ chị  cuồng loạn vì ghen, miệng lẩm bẩm:
- Giết. Phải giết!
Chị vào bếp, lấy con dao phay, cứa cổ anh. Chị 
thanh toán anh vì  ghen. Sau mấy tháng điều trị, 
may anh không chết. Toà  án phán quyết chị 
phải vào nhà thương tâm trí  lâu dài. Chị muốn có 
anh nên mất anh, và mất chính mình... 
                             
                                   Lm. Phêrô Chu Quang Minh S.J

                               (Gio-an Nguyễn Huy Hoàng sưu tầm)